Mẹ của Kiki kể với bác sĩ rằng hôm trước gia đình có hầm một nồi sườn và ngô, để bổ sung dinh dưỡng cho con, cô cho Kiki ăn một bát lớn ngô, ngày hôm sau thì con bắt đầu chỉ đau bụng và la hét. Cô đã đưa bé đến phòng khám để xin kê đơn thuốc và sử dụng nước muối sinh lý nhưng tình trạng không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn.
Kiki được đẩy vào phòng mổ ngay lập tức, tim bé đã ngừng đập trước khi được gây mê, may mắn thay, các nhân viên y tế đã dốc hết sức lực để kéo cô bé trở lại từ bàn tay của tử thần. Mở khoang bụng của Kiki, bác sĩ bàng hoàng khi phát hiện dạ dày của cô bé bị vỡ và có rất nhiều hạt ngô chưa tiêu hóa trong khoang bụng. Nguyên nhân gây vỡ dạ dày chính là những hạt ngô này.
Sau 3-4 giờ phẫu thuật, bác sĩ đã chữa trị cho chiếc dạ dày vỡ của Kiki, tuy nhiên, do ổ bụng bị nhiễm trùng nặng nên phần dạ dày đã được sửa chữa rất khó chữa lành. Hơn 10 ngày sau, bác sĩ tiến hành ca mổ lần hai cho cô bé.
Tại sao ngô lại gây vỡ dạ dày?
Bản thân việc ăn ngô rất tốt cho sức khỏe và nó chứa các chất dinh dưỡng rất cân bằng. Tuy nhiên, ngô giàu chất xơ (chất xơ không dễ tiêu hóa trong dạ dày và ruột non), tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến một lượng lớn chất xơ thô tích tụ trong ruột, khí trong ruột không thoát ra được khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng đầy hơi, thậm chí là vỡ dạ dày khi áp suất khí quá lớn.
Ngay cả người lớn ăn nhiều ngô cũng có thể bị đầy hơi, khó tiêu, chưa nói đến trẻ em hơn một tuổi răng cũng chưa mọc. Trong trường hợp này, Kiki đã ăn nhiều ngô khiến dạ dày căng quá mức, từ đó kích thích dạ dày bị vỡ.
Ngoài ngô, 7 loại thực phẩm này trẻ cũng nên hạn chế tiêu thụ.
1. Thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên rán như gà rán và khoai tây chiên có chứa dầu và chất béo cao. Dầu tạo ra một chất gọi là axit acrylic ở nhiệt độ cao, rất khó tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của trẻ chưa phát triển mạnh vì vậy bạn nên cho trẻ ăn ít hoặc không nên ăn đồ chiên rán.
2. Đồ ăn cay
Ớt và hạt tiêu có thể kích thích thành trong của thực quản, làm tăng gánh nặng cho dạ dày sau khi ăn.
3. Sôcôla
Bé ăn nhiều sôcôla không chỉ mang lại lượng calo dư thừa (dẫn đến béo phì, mỡ máu, đường huyết cao...) mà còn dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi không thích hợp cho việc ăn sôcôla.
4. Đồ uống có tính axit nước cam quýt
Đồ uống có tính axit có thể kích thích thực quản. Uống nước cam quýt thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và ruột, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
5. Khoai tây nghiền trộn kem
Khoai tây nghiền vốn là một món ăn ngon và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều bà mẹ đã cho thêm kem vào để tăng hương vị, giúp nó trở nên nhuyễn hơn, nhưng kem lại khó tiêu. Đối với trẻ không dung nạp lactose, thêm các sản phẩm từ sữa vào khoai tây nghiền có thể gây khó chịu đường tiêu hóa.
6. Kem
Kem là món ăn vặt không thể bỏ qua của nhiều trẻ trong mùa hè, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa và gây hại cho tỳ vị, dạ dày.
7. Hạt đậu
Đậu chứa oligosaccharides, dễ bị vi khuẩn đường ruột lên men và phân hủy để tạo ra một số khí. Nó có thể gây đầy hơi, đau bụng và các triệu chứng khác, vì vậy trẻ nên ăn ít hơn.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This
BÌNH LUẬN (0)