Con cái của thần đồng sẽ là thần đồng hay người bình thường?


                                    Con cái của thần đồng sẽ là thần đồng hay người bình thường?

Một giáo sư mới đây đã gây sốt khi chia sẻ thẳng thắn thành tích học bết bát của cô con gái.

Mới đây, một giáo sư Trung Quốc đang gây sốt trên các trang mạng xã hội Trung Quốc khi làm video phàn nàn về việc học tập của cô con gái yêu quý của mình.

Ông Ding Yanqing là Phó Giáo sư dạy hệ sau đại học tại khoa Sư phạm của ngôi trường nằm trong top đầu đại học Trung Quốc - đại học Bắc Kinh. Ông đã chia sẻ về thành tích học tập đáng xấu hổ khi đứng cuối lớp của cô con gái. Trái với suy nghĩ của đại đa số mọi người đều cho rằng con của thiên tài chắc chắn sẽ có thành tích đáng nể, con gái của ông Ding Yanqing lại... hoàn toàn bình thường.

Con của thần đồng là người bình thường!

Trong đoạn video gây sốt đang được chia sẻ rầm rộ trên Douyin, ông Ding Yanqing chia sẻ: "Tôi đã dạy kèm con bé mỗi ngày nhưng con bé vẫn gặp khó khăn trong việc học tập. Khoảng cách giữa điểm số của con bé với vị trí đứng đầu lớp còn rất xa".

Con cái của thần đồng sẽ là thần đồng hay người bình thường? - Ảnh 1.

Giáo sư Trung Quốc - ông Ding Yanqing chia sẻ về thành tích học tập của con gái mình

Ông còn cho biết thêm mỗi ngày đều đón con gái sau giờ học, đưa con gái đến văn phòng làm việc của mình để làm bài tập về nhà và học bài: "Hàng ngày, đồng nghiệp đều có thể nghe thấy tiếng quát mắng của tôi hoặc tiếng khóc của con gái".

Theo bảng xếp hạng của các trường Đại học tại Trung Quốc, trường đại học Bắc Kinh là một trong những ngôi trường top đầu được rất nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng lớn cho con cái theo học.

Không chỉ riêng ông Ding Yanqing là thần đồng mà cũng có vợ từng theo học đại học Bắc Kinh. Bản thân ông Ding cũng có tấm bằng tiến sĩ tại đại học Colombia (New York). Ông nhận được danh hiệu "thần đồng" khi lên 6 tuổi, khi ấy ông đã ghi nhớ hết từ điển tiếng Trung. Có lẽ cũng chính điều ấy khiến ông hoàn toàn thất vọng về cô con gái của mình.

Chấp nhận con là người bình thường.

Ông Ding Yanqing tâm sự: "Dù bạn là người xuất sắc thế nào thì con bạn có thể chỉ là một người bình thường. Việc chấp nhận sự thật này sẽ hữu ích với chúng ta". Chính ông cũng cho rằng con gái của mình có khả năng tới 95% không đạt đủ điểm tốt để có thể vào được trường top 1 ở Trung Quốc trong tương lai.

Sau khi học cách chấp nhận thành tích của con thì vị giáo sư này cũng đã khẳng định sẽ từ bỏ việc "gây sức ép" trong vấn đề học tập với con. Bởi điểm số đã không cải thiện, con gái lại càng tỏ ra lo lắng, trầm cảm về chuyện học.

Lời khuyên mà ông Ding muốn gửi đến: "Cha mẹ nên tìm ra những tố chất độc đáo của con mình ở các lĩnh vực khác nhau ngoài tuần thúy chuyện học. Cha mẹ nên tìm ra một con đường phù hợp để bọn trẻ phát triển và hỗ trợ chúng theo hướng đó". Cha mẹ không nên sử dụng bất kỳ một thước đo, thang chuẩn nào để đánh giá tố chất của các con.

Vấn đề đáng quan ngại về áp lực nặng nề của việc học tập tại Trung Quốc.

Sau khi nghe chia sẻ đến từ ông Ding Yanqing, nhiều bậc phụ huynh cũng đồng cảm với ý kiến của ông. "Tôi rất vui khi thấy rằng ngay cả một giáo sư Đại học Bắc Kinh cũng phải đối mặt với nỗi khổ như những bậc cha mẹ bình thường" - 1 dân mạng hài hước cho biết.

Con cái của thần đồng sẽ là thần đồng hay người bình thường? - Ảnh 2.

Trái với những sự đồng cảm, nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng điểm số rất quan trọng, là yếu tố duy nhất giúp bọn trẻ có thể ghi danh vào các đại học danh giá cũng như việc làm sau này đa số phụ thuộc rất nhiều vào bằng cấp.

Dường như hiện nay, phụ huynh Trung Quốc đang gây tranh cãi rất nhiều khi đặt gánh nặng, những mộng tưởng, những sự kỳ vọng lớn lao lên những đứa trẻ. Điều này vô tình có thể giết chết tâm hồn con cái. Thậm chí, tại các trường tiểu học đã có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các học sinh với nhau.

Ông Ding cho biết: "Nhiều năm trước, từng có những ý kiến nói rằng một đứa trẻ 5 tuổi ở Mỹ chỉ cần thuộc 1.500 từ vựng tiếng Anh là giỏi nhưng nếu chúng sống ở quận Haidian ở Bắc Kinh, điều này lại không đủ giúp chúng cạnh tranh với bạn học. Trước đây, tôi cứ cho rằng đây chỉ là lời nói đùa nhưng giờ tôi nhận ra đó là sự thật".

Tình trạng này tại Trung Quốc thật sự đáng báo động khi những đứa trẻ luôn phải đặt trong áp lực điểm số, thi cử, thành tích sao cho vừa lòng cha mẹ.

Nguồn: SCMP

Tags:

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan