Đối mặt với việc ngày càng có nhiều người lạm dụng thẩm mỹ để thay đổi diện mạo để rồi nhận về kết cục đắng, ông Tào Vĩ - giám đốc bộ phận pháp lý của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Trung Quốc - kết luận rằng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường trải qua quy trình sau: đầu tiên nạn nhân thương lượng với bệnh viện/cơ sở nơi thực hiện phẫu thuật, gọi điện khiếu nại hoặc gây rối, lạm dụng sức nóng từ mạng xã hội và cuối cùng mới nghĩ đến thủ tục pháp lý. Trong số đó, chưa đến 1/3 nạn nhân sử dụng hình thức kiện tụng để bảo vệ quyền lợi của mình, đa phần sẽ chọn thương lượng với bệnh viện hoặc gây sức ép.
"Có người trải qua 5-6 lần sửa sau khi ca phẫu thuật thất bại nhưng không để lại ảnh hậu phẫu của ca mổ đầu tiên, điều này gây khó khăn cho việc chứng minh và bảo vệ quyền lợi của chính mình." - Ông Tào Vĩ nói.
Ảnh minh hoạ |
Tòa án nhân dân thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã ban hành "Điều luật về xét xử tư pháp các vụ án tranh chấp thẩm mỹ y tế năm 2015-2019". Trong các trường hợp điển hình mà tòa án nêu ra, lý do không được bảo vệ quyền lợi rất đa dạng. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ, họ chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của nhân viên cơ sở thẩm mỹ y tế nên thiếu giấy tờ chứng minh liên quan. 1 số người dùng nickname để khám chữa bệnh nhằm mục đích bảo vệ đời tư cá nhân, sau khi xảy ra tranh chấp, rất khó xác định mối quan hệ của chủ thể tố tụng.
Ngoài ra, có những người đã từng phẫu thuật thẩm mỹ thất bại, lo lắng rằng bạn bè cùng người thân của họ biết về quá khứ phẫu thuật thẩm mỹ và không muốn công khai bảo vệ quyền lợi của mình. 1 nguyên nhân nữa là sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, họ đã xóa hết ảnh "xấu xí", mong quên đi quá khứ và làm lại từ đầu, dẫn đến việc không thể đưa ra bằng chứng khi muốn bảo vệ quyền lợi bản thân.
Nhưng ngay cả khi các bằng chứng được giữ lại, làm thế nào để chứng minh rằng ca phẫu thuật thẩm mỹ thất bại vẫn là bài toán khó.
Ảnh minh hoạ |
Sau ca phẫu thuật nhỏ tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc, người phụ nữ nọ phát hiện ra 1 vết sẹo màu trắng nhạt ở phần tiếp giáp với mũi sau khi lắp sụn. Qua thời gian hồi phục, vết sẹo trở nên nhạt hơn nhưng cô không hài lòng, vì lý do đó, cô đã thực hiện liên tiếp 3 lần phẫu thuật sửa chữa nhưng vết sẹo vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.
Cô hy vọng rằng các cơ sở y tế và thẩm mỹ có thể hoàn lại 1 nửa phí phẫu thuật và bồi thường chi phí phẫu thuật chỉnh sửa cho mình. Sau đó, cô đã nhiều lần đến các cơ sở y tế để thương lượng nhưng lần nào cũng nhận được câu trả lời tương tự, đối phương yêu cầu cô phải làm thủ tục giám định tư pháp. Cô chạy đến hỏi ý kiến cơ quan thẩm định địa phương và nhân viên nói với cô rằng vết sẹo của cô chỉ dưới 6 cm và "không thể thẩm định". Cô cũng cố gắng gọi điện đến đường dây nóng khiếu nại, chính quyền địa phương nhiều lần tổ chức hòa giải nhưng 2 bên không đạt được thỏa thuận.
Cuối cùng, cô mặc chiếc áo phông có chữ "hủy hoại khuôn mặt" và "bảo vệ quyền lợi" màu đỏ để xuất hiện trước cửa cơ quan thẩm mỹ. Cơ sở y tế định gọi cảnh sát, nhưng cảnh sát cũng chẳng thể hòa giải. Để ngăn chặn cô đến làm phiền, họ đã thuê 2 vệ sĩ mới để "dằn mặt".
Về sau cô tham gia 1 nhóm WeChat với 30 người cùng hoàn cảnh. Họ từ nhiều nơi khác nhau đến thành phố Thành Đô để thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ giá rẻ nhưng đều không có được gương mặt như ý. Trong nhóm, họ chỉ biết cổ vũ nhau và nói về "giấc mơ bong bóng" của mình, còn đâu chỉ biết im lặng.
Ảnh minh hoạ |
Ông Tào Vĩ nhận thấy rằng khi có tranh chấp xảy ra, bên cơ sở thẩm mỹ và nạn nhân thường không thể bình tĩnh nói chuyện với nhau.
Kể từ khi cơ sở thẩm mỹ y tế tư nhân đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1997, ngành thẩm mỹ y tế đã có sự phát triển nhanh chóng. 1 số thành phố đã đề xuất chiến lược phát triển "thủ đô thẩm mỹ y tế", ngoài ra số lượng cơ sở thẩm mỹ y tế đã tăng từ 159 cơ sở năm 2016 lên 383 cơ sở trong năm 2020.
Trong khi ngành thẩm mỹ đang phát triển nhanh chóng thì số lượng các vụ tranh chấp cũng ngày càng gia tăng. Theo thống kê từ Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc, đã có 7.233 đơn khiếu nại trong ngành thẩm mỹ vào năm 2020.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp làm đẹp đã khiến các tín đồ làm đẹp mù quáng tin tưởng. Sư Lệ Lệ - giám đốc kỹ thuật của Phòng khám Thẩm mỹ Y khoa Bắc Kinh, Trung Quốc - chuyên thực hiện phẫu thuật sửa mắt cho những người từng phẫu thuật thẩm mỹ thất bại. Cô nhận thấy rằng nhiều người thiếu trao đổi thẳng thắn với bác sĩ trong cuộc phẫu thuật lần đầu tiên.
Ảnh minh hoạ |
Thêm vào đó, nhiều người từng phẫu thuật thẩm mỹ thất bại kể lại rằng những lời giới thiệu của bạn bè và hiệu ứng quảng cáo khiến họ mất cảnh giác nên không kịp thời tìm hiểu chứng nhận liên quan từ các cơ sở y tế và thẩm mỹ, điều này khiến cho việc bảo vệ quyền lợi sau này trở nên khó khăn hơn và họ chỉ có thể chịu thiệt thòi.
"Phẫu thuật thẩm mỹ chỉ là một nhánh nhỏ của y học. Rất ít người nghiên cứu về tác hại của nó". - Ông Từ Khắc, người đã giám định pháp y hơn 40 năm tại Văn phòng Công an thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc nói.
Ngay cả khi thủ tục thẩm định có thể hoàn tất thành công, con đường kiện tụng cũng không hề dễ dàng. Chẳng hạn, vấn đề tiền bồi thường cũng luôn là 1 bài toán khó. Qua đó, ông Từ cũng nhấn mạnh với các tín đồ làm đẹp dừng để những lời quảng cáo hoa mỹ che mờ mắt dẫn đến hậu quả khôn lường không thể cứu vãn về sau.
Nguồn: QQ
BÌNH LUẬN (0)