Bức tranh xương cốt kỳ dị 800 năm khắp Trung Quốc không ai lý giải được, phóng to 10 lần chuyên gia trầm trồ: Người xưa quá uyên bác!

0

Bức tranh cổ ma quái được trưng bày trong Cố cung đã khiến người xem thì sợ sệt, còn các nhà nghiên cứu thì đau đầu.

Tại Bảo tàng Cố cung (Bắc Kinh) - nơi lưu giữ hàng loạt bảo vật, tài liệu có giá trị lịch sử của Trung Quốc có một bức tranh rất nổi tiếng tên "Khô Lâu huyễn hí đồ". Bức tranh này có nguồn gốc từ thời Nam Tống, tức được vẽ cách đây khoảng 800 năm. Tác giả của bức tranh là một danh họa rất nổi tiếng thời bấy giờ là Lý Tung. 

"Khô Lâu huyễn hí đồ" được vẽ trên nền vải của một cây quạt tròn, kích cỡ không quá lớn nhưng được lưu truyền và khiến hậu thế quan tâm, vì cho đến nay, ẩn ý đằng sau bức tranh có phần kỳ dị này vẫn chưa thể giải mã. 

Bức tranh xương cốt kỳ dị 800 năm khắp Trung Quốc không ai lý giải được, phóng to 10 lần chuyên gia trầm trồ: Người xưa quá uyên bác! - Ảnh 1.

"Khô Lâu huyễn hí đồ" với bộ hài cốt ma quái khiến người xem rùng mình và khó hiểu

Tranh vẽ lại khung cảnh sinh hoạt, vui chơi của phụ nữ và trẻ nhỏ thời Nam Tống. Tất cả trông đều vui vẻ, yên bình, chỉ trừ bộ xương người nằm ở phía bên trái. Bộ hài cốt này đang chơi múa rối với chính một bộ hài cốt nhỏ nữa. Chi tiết trông rất đáng sợ, quỷ quái này hoàn toàn không ăn nhập với hình ảnh trẻ nhỏ nô đùa hay người mẹ đang đứng cho con bú đằng sau hài cốt. Đứa trẻ còn có vẻ như đang háo hức tiến đến để cùng chơi đùa với bộ xương.

Bức tranh xương cốt kỳ dị 800 năm khắp Trung Quốc không ai lý giải được, phóng to 10 lần chuyên gia trầm trồ: Người xưa quá uyên bác! - Ảnh 2.

Phiên bản tranh được phục chế

Vậy ẩn ý của Lý Tung khi vẽ nên "bức tranh quỷ" này là gì? Sau 800 năm trời, hậu thế vẫn chưa có ai đưa ra được đáp án cuối cùng. Tất nhiên, nhiều giả thiết đã được đặt ra. Có người cho rằng bức họa truyền tải quan niệm của tác giả về sự chuyển hoá giữa sự sống và cái chết cùng nhân quả luân hồi. Phụ nữ và trẻ em tượng trưng cho sức sống, bộ xương tượng trưng cho cái chết. Việc hai bên tương tác trong cùng một khung cảnh tạo cảm giác cái chết và sự sống vừa tương phản lại vừa hòa hợp với nhau. 

Bên cạnh đó, có chuyên gia lại đơn giản cho rằng bức tranh này có liên quan nhiều đến văn hóa thời kỳ Nam Tống. Trong xã hội lúc bấy giờ, hình ảnh bộ xương thường được dùng để ẩn dụ một cách hài hước khi nói về con người. Nhưng thời gian trôi qua, cách so sánh này dần bị lãng quên, khiến người đời sau nhìn vào lại cảm thấy kỳ lạ, ghê rợn.

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, điều đáng kinh ngạc nhất của "Khô Lâu huyễn hí đồ" xuất hiện khi các chuyên gia phóng lớn bức họa lên. Sau khi quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng, họ đã phát hiện ra một chi tiết vô cùng đặc biệt. Bộ hài cốt trong tranh có tổng cộng đúng 206 chiếc xương. 

Bức tranh xương cốt kỳ dị 800 năm khắp Trung Quốc không ai lý giải được, phóng to 10 lần chuyên gia trầm trồ: Người xưa quá uyên bác! - Ảnh 3.

Bộ hài cốt được vẽ chính xác và tỉ mỉ giống hệt cấu tạo con người thực sự

Cơ thể con người quả thực có tổng cộng 206 chiếc xương, nhưng đây là kết luận của y khoa hiện đại. Vào 800 năm trước, khi trình độ y học còn nhiều hạn chế và lạc hậu, tiền nhân đã biết được kiến thức này một cách chính xác đến vậy. 

Bộ hài cốt mà Lý Tung vẽ nên cũng vô cùng thần thái và khớp về mọi chi tiết so với xương của người thật. Để làm được điều này đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng, uyên thâm về cấu tạo cơ thể người. Có lẽ trong quá trình làm nên tác phẩm, danh họa đã phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Tinh thần đáng ngưỡng mộ này của Lý Tung cũng như sự kỳ bí còn bỏ ngỏ của bức tranh đã càng tạo nên giá trị lịch sử cho "Khô Lâu huyễn hí đồ".

Nguồn: Sohu

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan