Chiếc đầu rùng rợn được dùng làm đạo cụ trong hàng loạt bộ phim hoá ra là… đầu người thật và phát hiện đầy bất ngờ của giới khoa học


                                    Chiếc đầu rùng rợn được dùng làm đạo cụ trong hàng loạt bộ phim hoá ra là… đầu người thật và phát hiện đầy bất ngờ của giới khoa học

Sau 80 năm được sử dụng với rất nhiều mục đích, đôi khi là bị giữ trong kho không ai đả động đến, chiếc đầu mang giá trị văn hoá quan trọng đã được trả về đúng chỗ mà nó nên thuộc về.

Một vật kì quái mang hình đầu người teo tóp có kích thước khoảng 5inch (12,1cm) đã nằm trong kho lưu trữ của Đại học Mercer ở Macon, Georgia từ rất lâu trước đó cho đến những năm 1980. Tại đây, nó được trưng bày, dùng làm đạo cụ phim, cứ bị lôi ra rồi lại cất vào kho hết lần này đến lần khác. Vào cuối những năm 1970, trường đại học đã cho đạo diễn John Huston mượn nó để làm đạo cụ trong bộ phim hài Wise Blood năm 1979 của ông, dựa trên tiểu thuyết Flannery O’Connor.

Chiếc đầu rùng rợn được dùng làm đạo cụ trong hàng loạt bộ phim hoá ra là… đầu người thật và phát hiện đầy bất ngờ của giới khoa học - Ảnh 1.

Chiếc đầu được dùng làm đạo cụ trong phim Wise Blood

Tuy nhiên, đến cuối cùng, người ta cũng đã phát hiện ra bí mật kinh hoàng phía sau "đạo cụ phim" có vẻ rùng rợn này. Một nhà sinh vật học tại Mercer tên là Craig Byron, người chịu trách nhiệm giám sát việc chuyển các mẫu vật được phân loại kĩ đến một tòa nhà khoa học mới, đã nhận ra cái đầu teo tóp này cần phải được xem lại. Sau quá trình nghiên cứu và thẩm định, chiếc đầu này là đầu người thật thuộc về một chiến binh Amazon thua trận tại Ecuador.

"Đây không phải vật gì kỳ quái, đây là bộ phận cơ thể của một người nào đó. Đây là một nền văn hóa không thuộc thế hệ của chúng ta", nhà hóa học Adam Kiefer của Đại học Mercer, một trong những đồng tác giả của bài báo đầu tiên trình bày về phát hiện này được xuất bản vào tháng 5 trên tạp chí Heritage Science, chia sẻ.

Chiếc đầu rùng rợn được dùng làm đạo cụ trong hàng loạt bộ phim hoá ra là… đầu người thật và phát hiện đầy bất ngờ của giới khoa học - Ảnh 2.

Chiếc đầu kì quái được trưng bày rồi làm đạo cụ phim này là đầu người thật

Theo đó, vào những năm 1940, ở rừng Amazon của Ecuador, một chiến binh đã chết dưới tay kẻ thù. Đầu của anh ta bị cắt bỏ, luộc chín và teo lại, trở thành một "chiến tích" sau cuộc giao tranh đẫm máu. 

Một sĩ quan thuộc Lực lượng Không quân Lục quân tên là James Harrison đã thu lượm được nó vào năm 1942 và mang về Mỹ, giao cho Đại học Mercer ở Macon, Georgia. Chuyện đã xảy ra rất lâu trước khi các quy định được thiết lập nhằm ngăn chặn việc buôn bán, trao đổi các hiện vật văn hóa cũng như hài cốt người.

Chiếc đầu rùng rợn được dùng làm đạo cụ trong hàng loạt bộ phim hoá ra là… đầu người thật và phát hiện đầy bất ngờ của giới khoa học - Ảnh 3.

Các nhà khoa học trong quá trình thẩm định độ xác thực của vật phẩm

"Gần 80 năm sau, chúng tôi nhận ra tầm quan trọng và giá trị văn hoá của nó, đi cùng với khoa học", Adam Kiefer khẳng định trong bài viết của mình. Theo ghi chép, chiếc đầu này là Tsantsas, được tạo ra từ đầu của kẻ thù đã bị đánh bại. Kẻ chiến thắng đã loại bỏ hộp sọ, não và cơ mặt trước khi khâu mắt và môi lại. Sau đó, họ làm khuôn da khi nó bắt đầu khô và co lại. Những chiến lợi phẩm này nhằm mục đích bẫy tinh thần của kẻ thù và trao biểu tượng sức mạnh cho kẻ đã giết hắn.

Các nhà khoa học tại Đại học Mercer đã liên hệ với các quan chức Ecuador để được hướng dẫn về những việc cần làm. Sau khi thông qua Đại sứ quán Ecuador, Bộ Văn hóa và Viện Di sản Văn hóa Quốc gia, các nhà khoa học Mercer đã đồng ý xác thực hiện vật trước.

Byron và Keifer đã thẩm định qua 33 tiêu chí để xác định tính xác thực của chiếc đầu bị teo nhỏ. Họ nghiên cứu các thuộc tính của da như màu sắc, mật độ, kết cấu cũng như cấu trúc của các đặc điểm trên khuôn mặt.

Chiếc đầu rùng rợn được dùng làm đạo cụ trong hàng loạt bộ phim hoá ra là… đầu người thật và phát hiện đầy bất ngờ của giới khoa học - Ảnh 4.

Chiếc đầu thuộc về một chiến binh Amazon tại Ecuador

Họ cũng tìm kiếm các dấu vết trong quá trình chế tạo truyền thống như dấu vết của than trong hốc đầu, một lỗ trên đỉnh đầu để gắn dây. Cuối cuộc nghiên cứu, họ khẳng định, trên tay họ là một tsantsa đích thực. "Hầu hết các chỉ số trong danh sách kiểm tra về tính xác thực (30/33) đều khẳng định rằng đây là tsantsa, một nghi lễ từng tồn tại". Ngoài những bằng chứng như chấy, các nhà khoa học còn tìm thấy những dấu tích trên da do người đầu tiên tạo tsantsa để lại. "Bạn thậm chí có thể nhìn thấy nơi ngón tay cái được sử dụng để giữ và chế tạo nó".

Sau khi hoàn thành chu trình xác thực, Ecuador đã đồng ý nhận lại hiện vật. Các nhà khoa học tại Mercer không hề biết điều gì đã xảy ra với cái đầu bị teo nhỏ sau đó. Kiefer nói: "Đó không phải là quyết định của chúng tôi. Công việc của chúng tôi là đảm bảo rằng nó được đưa đến tay những người thật sự hiểu về văn hóa cũng như bối cảnh, để đưa ra quyết định phù hợp về việc phương thức trưng bày hiện vật mang giá trị văn hóa thời đại này".

Nguồn: All That's Interesting

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan