Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào?


                                    Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào?

Ở thời điểm hiện tại, Hometown Cha-Cha-Cha là series truyền hình nổi bật trên Netflix nhờ những thông điệp "healing" - chữa lành mà nó mang lại.

*Bài viết có tiết lộ nội dung phim, xin độc giả cân nhắc.

Hầu như ai sống trên đời, đều ít nhất một lần phải trải qua cảm giác đau lòng mang tên: Mất người thân. Nỗi đau đó lớn tới nỗi, nó có thể day dứt tâm hồn của bạn trong suốt nhiều năm liền, một số người đã có thể vượt qua. Họ mạnh mẽ bước tiếp, xếp yêu thương - tình cảm của người thân vào một góc bí mật nhất, cuộc sống mà, phải tiếp tục.

Nhưng với một số người họ lại không thể vượt qua được nỗi đau này. Từng giờ, từng khoảnh khắc với họ đều đang sống trong sự nhớ thương về người thân đã mất. Có thể bên ngoài bạn thấy họ vẫn đang ổn, mọi thứ từ sự nghiệp đến life-style đều trông không giống đang đau khổ. Nhưng thực tế, bên trong họ đang có một nỗi đau kéo dài khó lòng hồi phục được.

Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào? - Ảnh 1.

Khi xem Hometown Cha-Cha-Cha, tôi nhận ra chàng trai "thợ tiện" (tiện đâu làm đó) Doo Sik đang mắc phải hội chứng rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng, hay nỗi đau phức tạp (complicated grief). Trông anh chàng hoạt bát, có cuộc sống chill nơi vùng biển nghèo, nhưng thực tế, cuộc sống nội tâm của Doo Sik lại nghiệt ngã hơn thế rất nhiều.

Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào? - Ảnh 2.

Doo Sik - chàng trai cô đơn nhất Hometown Cha-Cha-Cha

Có thể nói với Hometown Cha-Cha-Cha, ẩn sau một tác phẩm truyền hình trông có vẻ hồn nhiên, hoạt náo bởi những bà hàng xóm vừa nhiều chuyện vừa đáng yêu, là những nhân vật lại bị tổn thương tâm hồn sâu sắc cần phải chữa lành. Doo Sik là một ví dụ.

Chàng trai nay đã trên 30 tuổi, hỏi làm nghề nghiệp gì đều trả lời không biết vì anh ta... làm tất cả những gì người ta cần ở làng chài nghèo này. Doo Sik có thể sửa nhà, làm nội thất cho cô nha khoa. Anh chàng biết pha cà phê, làm part-time buổi sáng, tới buổi chiều lại thấy ngồi làm nhân viên thu ngân ở tiệm tạp hoá. Tối lại làm nhân viên soát vé ở phòng xông hơi công cộng. Lúc nào cũng cười nói vui vẻ, lúc nào cũng "hihi haha" với mọi người.

Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào? - Ảnh 3.

Doo Sik - nhân vật đáng thương nhất Hometown Cha-Cha-Cha

Nhưng thực tế, Doo Sik từ nhỏ đã mồ côi bố mẹ, khi Doo Sik lên 10 tuổi thì người ông cũng là người thân duy nhất qua đời. Đến khi tốt nghiệp ở ĐH Seoul danh giá nhất nhì ở Hàn Quốc, Doo Sik gặp tổn thương khi cả gia đình của bạn thân qua đời. Doo Sik sau đó đã lâm vào những chuỗi ngày dằn vặt, phải đi khám bác sĩ liên tục, anh mất ngủ triền miên vì những cơn ác mộng. Mỗi lần Doo Sik chợp mắt, hình ảnh về đám tang, về nỗi đau mất người thân đó lại hiện về.

Trong đó, đau đớn nhất có lẽ là lúc Doo Sik ngồi 1 mình lủi thủi, nghe những lời miệt thị từ người đời ngay trong đám tang của ông mình. Họ đã buông những từ ngữ cay độc với đứa bé chỉ mới lên 10 tuổi: Thằng bé vô phúc hết chỗ nói, đã mất bố mẹ, giờ đến ông cũng đi nốt. Thằng bé có số khắc người thân là thật đấy!

Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào? - Ảnh 4.

Doo Sik trải qua nỗi đau quá lớn khi mới 10 tuổi

Ở trước bác sĩ tâm lý, khi được hỏi một câu "đánh trúng tim đen", chạm ngay vào nỗi đau của Doo Sik rằng: Có phải suy nghĩ những người yêu thương đều rời bỏ cậu Hong Doo Sik chính là nỗi đau của anh không? Ngay lập tức, anh chàng đã bật khóc mà thừa nhận: Tất cả là tại tôi, tất cả đều tại tôi.

Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào? - Ảnh 5.

Nỗi đau mất người thân trở thành căn bệnh của Doo Sik

Vậy cho nên sau 5 năm sinh sống ở thành phố, Doo Sik đã quyết định về lại Gongjin để tự "healing" - chữa lành lại những vết thương trong lòng. Anh sống trong vòng tay của người bà không cùng huyết thống đã nuôi nấng anh lên người, anh quây quần với những người hàng xóm láng giềng ở làng chài Gongjin. Và Doo Sik cũng có cơ hội mở lòng với "cô nha khoa" Hye Jin.

Ai rồi cũng phải trải qua nỗi đau mất mát, nhưng Doo Sik đã nhận ra, chúng ta chỉ có một đời để sống. Không vì bản thân, thì cũng vì những người thân đã qua đời - họ cũng từng dốc hết lòng, cố gắng nuôi nấng, cho ta sự sống. Giống như người bà của Doo Sik đã nói: Doo Sik à, cuộc đời tưởng chừng rất dài, nhưng sống rồi mới biết nó ngắn lắm. Phải vứt hết những suy nghĩ thừa thãi và sống với chính mình.

Có một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn mất người thân dai dẳng, nó đã tự chữa lành thế nào? - Ảnh 6.

Cho những ai đã, đang và từng trải qua nỗi đau mất đi người thân, hãy cứ buồn, cứ khóc và đau khổ. Hãy cứ giữ lấy những nhớ nhung và hoài niệm. Đó sẽ là những tháng ngày thật sự khó khăn, nhưng rồi, tháng ngày cũng sẽ trôi đi, chỉ cần bạn đừng để nỗi đau nhấn chìm mình mãi. Sẽ có cách để vết thương dịu lại. Và sống khoẻ mạnh, sống thật tốt, thật tử tế cũng chính là cách chúng ta tự chữa lành.

Nguồn ảnh: Netflix

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan