Ngã ngửa 3 lỗ hổng nội dung quá lớn ở Squid Game: 'Trùm cuối' dễ bị đánh bại trong 1 nốt nhạc, trai đẹp cảnh sát 'ảo lòi' quá là điêu


                                    Ngã ngửa 3 lỗ hổng nội dung quá lớn ở Squid Game: 'Trùm cuối' dễ bị đánh bại trong 1 nốt nhạc, trai đẹp cảnh sát 'ảo lòi' quá là điêu

Thật khó để "nhắm mắt làm ngơ" những lỗ hổng này trong bom tấn Squid Game của Hàn Quốc.

Bom tấn sinh tồn Squid Game (Trò Chơi Con Mực) của Hàn Quốc vừa ra mắt đã thu hút sự chú ý khổng lồ khắp thế giới. Tác phẩm đứng đầu tại bảng xếp hạng trending của Netflix nhiều nước (trong đó có Việt Nam), có lượng tương tác khủng trên mạng xã hội. Squid Game được khen ở phong cách, diễn xuất và cách bộ phim khai thác sâu tâm lý nhân vật, phản ánh thực trạng xã hội Hàn Quốc. Tuy vậy, nội dung của tác phẩm vẫn gặp phải nhiều vấn đề, gây ra tranh cãi.

Cho dù Squid Game có hay hay dở, thì dưới đây vẫn là những "lỗ hổng" trong kịch bản của phim, khiến người xem thấy vô lý.

Ngã ngửa 3 lỗ hổng nội dung quá lớn ở Squid Game: Trùm cuối dễ bị đánh bại trong 1 nốt nhạc, trai đẹp cảnh sát ảo lòi quá là điêu - Ảnh 1.

1. Giết người hàng loạt, tổ chức Squid Game không hề bị tố cáo dù thả người chơi về nhà?

Sau trò chơi đầu tiên, người chơi của Squid Game đã thực hiện biểu quyết để lựa chọn tiếp tục hoặc dừng lại. Kết quả dừng lại chiếm đa số, và tất cả mọi người được thả về (ngoại trừ những người đã chết). Tuy nhiên trong số những người chơi này, dường như chỉ có Gi Hun (Lee Jung Jae) là chịu đến đồn cảnh sát để báo cáo.

Ngã ngửa 3 lỗ hổng nội dung quá lớn ở Squid Game: Trùm cuối dễ bị đánh bại trong 1 nốt nhạc, trai đẹp cảnh sát ảo lòi quá là điêu - Ảnh 2.

Thậm chí, chúng ta còn được biết rằng Squid Game đã tổ chức rất nhiều mùa chơi trước đó, tức là số lượng người tham gia (và thiệt mạng) ở trò chơi này lớn vô cùng. Nếu như vậy, tại sao trước đây chưa từng có ai báo cáo, hay có ai nghi ngờ khi có tận 456 người mất tích cùng lúc? Những thông tin này đều tạo cảm giác biên kịch đã quá dễ dãi với tổ chức độc ác Squid Game mất rồi!

2. Trò chơi kéo co có thể khiến "trùm cuối" thiệt mạng, có mạo hiểm quá không vậy?

Ở tập cuối cùng, khán giả mới biết được rằng ông già số 001 thực chất chính là "trùm cuối" của Squid Game. Ông ta tham gia vào trò chơi lần này hóa ra cũng chỉ là vì sở thích chứ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, liệu ông ấy có sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống của mình chỉ vì một màn chơi?

Ngã ngửa 3 lỗ hổng nội dung quá lớn ở Squid Game: Trùm cuối dễ bị đánh bại trong 1 nốt nhạc, trai đẹp cảnh sát ảo lòi quá là điêu - Ảnh 3.

Điều này được thể hiện ở vòng trò chơi kéo co. Trong ván này, đội của ông già và Gi Hun đối mặt với một nhóm người vô cùng lực lưỡng. Nhờ vào mưu kế của ông già, đội Gi Hun mới chiếm được ưu thế lúc đầu, tuy nhiên sau đó vẫn bị đội đối thủ áp đảo.

Phải đến khi Sang Woo (Park Hae Soo) nghĩ ra kế sách mới, cả đội mới lật ngược được tình thế và chiến thắng. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Sang Woo không nghĩ ra điều gì và đội của Gi Hun thua cuộc? Nếu thế, cả đội (bao gồm ông già) sẽ bị kéo rơi xuống vực thẳm phía dưới và chết tức tưởi.

Có thể ông già sẽ được cứu sống, tuy nhiên hành động này sẽ khiến tất cả bại lộ. Tổ chức Squid Game cũng sẽ mất đi sự nghiêm túc của mình. Xét cho cùng, thật là một nước đi thiếu khôn ngoan.

3. Chiếc điện thoại của mỹ nam cảnh sát hẳn là màu nhiệm, nhiều ngày mà vẫn chẳng hao pin!

Tình tiết vô lý nhất của Squid Game chính là việc chàng cảnh sát Jun Ho (Wi Ha Joon) xâm nhập vào ổ địch quá dễ dàng, trên tay chỉ có chiếc điện thoại với 50% pin. Nhiều ngày "xới tung" hang ổ Squid Game, anh chàng thực hiện nhiều tác vụ như chụp ảnh, quay video, viết note mà không có lấy một chiếc dây sạc. Tuy nhiên bằng một cách thần kỳ nào đó, điện thoại anh chàng vẫn luôn ở trạng thái "sung sức" sau nhiều ngày liền.

Thậm chí, ở một hòn đảo đã được tuyên bố là "không có sóng", điện thoại của chàng cảnh sát Jun Ho vẫn bắt sóng quá ngon lành, còn gọi được điện thoại và gửi tệp tin. Thật quá là vô lý!

Squid Game hiện đã phát sóng trên Netflix.

Nguồn ảnh: Netflix

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan