Việc tìm kiếm, khám phá các ngôi mộ cổ xưa có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của tiền nhân. Năm 2020, một ngôi mộ hình bát giác được phát hiện ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng vì khiến các nhà khoa học lẫn dư luận phải vừa sợ hãi vừa suy ngẫm.
Dựa theo phân tích, các chuyên gia xác định ngôi mộ được xây năm 1324. Đây là mộ của một cặp vợ chồng bình dân, chỉ cùng lắm được tính là khá giả chứ chưa thuộc tầng lớp giàu có.
Căn mộ hình bát giác khá độc đáo được cho là xây từ 700 năm trước
Đi sâu vào mộ huyệt, các chuyên gia thấy xung quanh 8 cạnh ngôi mộ là những bức bích họa. Đây chính là khám phá quan trọng nhất ngôi mộ cổ mang lại. Những bức tranh này đều là tranh ghi lại hình ảnh sinh hoạt bình thường, được cho là phản ảnh cảnh tượng cuộc sống của chủ nhân ngôi mộ lúc còn tại thế.
Cụ thể, trong những bức tranh vẽ lại cảnh gia đình mở tiệc đàn hát, tụ tập vui vẻ, cảnh bữa cơm ấm cúng. Có tranh ghi lại cảnh người du mục dẫn dắt những con lạc đà, cảnh thiên nhiên tươi đẹp,... Tất cả trông đều bình dị, đơn giản, khắc họa lại đúng cuộc sống của đại đa số người dân thường Trung Hoa cách đây 7 thế kỷ.
Những bức tranh bích họa vẽ lại cảnh đời sống thường ngày
Tuy nhiên, trong số 8 bức tranh tường, có một bức tranh đã khiến các nhà khoa học sững người.
Bức tranh lạc lõng hoàn toàn khác biệt so với 7 bức còn lại
Trong bức tranh này có một người đàn ông đang đào đất và một người phụ nữ đứng bên cạnh bế đứa trẻ nhỏ trên tay. Cả hai rõ ràng vẫn đang nói chuyện. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận ra nội dung của bức tranh này là một sự việc vô cùng kinh hoàng và vô nhân đạo. Người đàn ông trong tranh không phải đang làm việc trồng trọt mà đang đào hố để chôn sống đứa con trên tay vợ.
Tuy nhiên, điều bất ngờ hơn nữa là hành động kinh dị này lại mang khía cạnh tích cực trong quan niệm của người xưa. Trong cuốn sách "Sưu Thần Ký" thời Đông Tấn, kể về một người con hiếu thảo nhưng nhà lại nghèo, mẹ anh ta thường phải nhường đồ ăn cho các cháu. Vì thấy hổ thẹn, anh ta bàn với vợ đào hố chôn con để làm tròn chữ hiếu với mẹ.
Một bức tranh cổ khác vẽ lại cảnh đào hố chôn con
Chôn con nhỏ để phụng dưỡng mẹ già là một điển tích có ý nghĩa tích cực trong văn hóa đạo hiếu truyền thống
Sau khi xem nội dung bức tranh, cư dân mạng thẳng thừng cho rằng đây chính là bức họa "vô nhân đạo" nhất trong lịch sử, càng xem càng thấy rùng mình. Dưới góc độ quan niệm hiện đại, suy nghĩ này của người xưa chắc chắn là sai trái, phản nhân tính.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc không chắc chắn liệu đây có phải sự kiện từng xảy ra thực tế trong cuộc đời hai vợ chồng chủ nhân ngôi mộ hay không. Nhưng khả năng cao là bức tranh này chỉ có ý nghĩa đề cao lòng hiếu thảo, truyền tải mong muốn các thế hệ mai sau sẽ tuân thủ đạo hiếu mà thôi.
Nguồn: Sohu
BÌNH LUẬN (0)