Điều gì cản trở hầu hết mọi người không thể hoàn thành mục tiêu của họ?

Điều gì cản trở hầu hết mọi người không thể hoàn thành mục tiêu của họ?
Dưới đây là 4 điều cản bước chúng ta đến gần hơn với sự thành công.
Dường như mọi người đều gặp phải vấn đề trong hành trình thiết kế cuộc đời của họ. Vậy tại sao lại có những người đạt được mục tiêu họ đề ra, lại cũng có những người thất bại. Do đâu mà người ta lại thất bại? Dưới đây là 4 điều cản trở chúng ta đứng ra "thiết kế" cuộc sống của mình.

Điều gì cản trở hầu hết mọi người không thể hoàn thành mục tiêu của họ? (Ảnh minh họa)

1.Niềm tin giới hạn

Điều đầu tiên chặn tầm mắt của chúng ta đó là niềm tin giới hạn. Nhiều người chỉ muốn mơ tưởng tới thứ mà mình muốn có, nhưng khi thực hiện lại bị những khó khăn ban đầu đánh gục .Chỉ biết than thở “ chẳng còn cách nào đâu”, hay “ tôi không giỏi giang đến thế”.

Nếu cứ giữ cái niềm tin giới hạn này, anh em nhà Wright đã không thể phát minh ra “ vật thể nặng có thể bay” là máy bay bây giờ.

Nếu cứ giữ cái niềm tin giới hạn này, anh em nhà Wright đã không thể phát minh ra “ vật thể nặng có thể bay” là máy bay bây giờ

Nếu cứ giữ cái niềm tin giới hạn này, mẹ của Thomas Edison đã không thể giáo dục nên một thiên tài như ông sau này.

Nếu muốn bắt đầu một thứ gì, điều đầu tiên và kiên quyết cần phải có đó là niềm tin. Vì nếu không có nó, bạn sẽ không thể đặt mục tiêu của mình lên một tầm cao mới.

2. Không biết rõ thật ra mình muốn gì

Trong chúng ta chắc chắn ai ai cũng có một tuổi thơ mơ mộng về tương lai, sau này mình sẽ làm cái này, cái kia, sau này mình sẽ trở thành người này người nọ. Nhưng dường như những ước mơ ấy đã dần dần bị những thực tế phũ phãng, những thất bại đắng cay răn đe rằng không nên mơ tưởng nữa để khỏi bị thất vọng. Hay những ước mơ cũng dần dần bị thui chột bởi sự nghiêm khắc và đôi khi quá thẳng thắn của các bậc phụ huynh như “ lớn rồi, thực tế chút đi” hay “Con không làm cái này được đâu”.

Đôi khi những niềm tin giới hạn không xuất phát từ chính bản thân mà bắt nguồn từ những tác động bên ngoài. Dần dần khát khao- cái yếu tố tác động mạnh nhất để đi đến thành công cũng dần dần bị phai nhạt đi.

Đôi lúc, chúng ta không biết bản thân muốn gì (Ảnh minh họa)

Do vậy chúng ta cần giải phóng trí tưởng tượng đã bị giam cầm bấy lâu để có thể tự do mơ ước và tìm thấy thứ mà chúng ta thực sự cảm thấy khát vọng trong cuộc sống này.

3. Nỗi sợ thất bại

Nỗi sợ thất bại đôi khi là động lực thúc đẩy ta nỗ lực, nhưng đôi khi cũng là thứ cản bước ta thành công. Nỗi sợ này bắt nguồn từ bản thân ta, thì cách giải quyết tất yếu cũng đến từ chính ta.

Những người thành công không định nghĩa thất bại bằng phá sản, bằng bị từ chối,..mà thất bại đối với họ là bỏ cuộc, là nản lòng. Buồn cười thay những người chưa thành công lại suy nghĩ ngược lại. Họ bỏ cuộc, nản lòng vì sợ phá sản, sợ bị từ chối.

Một số người khi chưa thành công lại bỏ cuộc, nản lòng vì sợ phá sản, sợ bị từ chối,... (Ảnh minh họa)

Người ta nói nếu muốn thành công giống người khác, chúng ta hãy mô phỏng lại cách người ta thể hiện, giao tiếp,...học hỏi cả tư duy của họ.

Nếu thành công là một con sâu, thì nỗi sợ thất bại chính là thuốc trừ sâu. Vượt qua nỗi sợ thất bại là liều thuốc khiến bạn có thể làm những điều không tưởng.

4. Muốn một cuộc sống dễ dãi, êm đềm

Vượt bức phá bản thân để đạt được mục đích buộc bạn phải hy sinh những thói quen, nếp sống của bản thân, hy sinh những buổi tán gẫu cùng bạn bè. Việc thay đổi ấy không khỏi làm chúng ta sợ sệt và không dám đối đầu, làm chúng ta có suy nghĩ rằng “ chỉ như vậy là đủ”. Và trừ khi cuộc sống êm đềm này bị đe dọa, thì người ta mới chập chững bắt tay vào mục tiêu ấy.

Ảnh minh họa

“Không hề có con đường tắt dẫn đến thành công dù ở bất cứ lĩnh vực nào, dù là kinh doanh, sự nghiệp, sức khỏe hay các mối quan hệ cá nhân”, vậy nên hy sinh một chút thì quả ngọt sẽ ở phía trước chờ bạn.

Học người thành công 3 cách 'hack' trí thông minh siêu đỉnh!

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan