Tất tần tật những sai lầm và phương pháp ghi nhớ hiệu quả

2
Dưới đây là những phương pháp giúp bạn ghi nhớ hiệu quả.
Ghi nhớ là khả năng lưu trữ thông tin ở người và cả động vật. Thông qua nhận thức, bộ não sẽ ghi nhớ những gì chúng ta nghe, nhìn, cảm nhận. Nhưng không phải ai cũng có thể nhớ tất cả những gì họ học được, nghe được. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên, nhớ lẫn lộn hay thậm chí là đãng trí.

1. Những nguyên nhân của suy giảm trí nhớ

Nguyên nhân khách quan: do tuổi tác, do gen di truyền, bệnh mất ngủ, trầm cảm, do bệnh về não, tai nạn chấn thương vùng đầu, sử dụng thuốc mê ,trầm cảm nhiều,...

Ảnh minh họa

Nguyên nhân chủ quan: Do chúng ta uống nhiều rượu, thức khuya, tiếp xúc nhiều với hóa chất, uống nhiều trà,cà phê để duy trì sự tỉnh táo, hút thuốc, tiếp xúc với môi trường thiếu oxy như trùm chăn kín đầu, sử dụng điện thoại quá nhiều,...

Những nguyên nhân khách quan chịu ảnh hướng phần nhiều từ nguyên nhân chủ quan, ví dụ như do chúng ta stress dẫn đến mất ngủ hoặc trầm cảm, phải sử dụng thuốc hoặc do bản thân chúng ta tập trung kém, tập trung kém là do nhiều nguyên nhân gây xao nhãng mà chính chúng ta không tự loại bỏ những tác nhân ấy khiến hiệu quả ghi nhớ giảm sút , dưới đây là một số lời khuyên cho bạn để có được một trí nhớ lâu dài. Trước tiên phải xem qua một số sai lầm khi luyện tập.

2. Một số sai lầm khi cải thiện trí nhớ

Học càng nhiều nhớ càng lâu

Đa số mọi người đặc biệt là các bạn trẻ trong thời gian gấp rút ôn thi, việc học thuộc các khái niệm, kiến thức toàn chữ là chữ khiến bạn có xu hướng phải nhồi nhét chúng trong một thời gian ngắn, học từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí là thức trắng đêm để học. Thật ra bộ não của chúng ta cần phải có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục hằng ngày, quá trình này xảy ra trong thời gian chúng ta ngủ và đó là lý do tại sao phải đảm bảo ngủ 7-8 tiếng / ngày. Nếu bỏ thời gian ngủ ra để học thì kiến thức rất dễ bị “bão hòa” khiến ta không thể nhớ được gì mặc dù đã học rất nhiều.
Ảnh minh họa

Học thuộc lòng

Phương pháp học “vẹt” này được bao thế hệ học sinh áp dụng để đối phó với việc kiểm tra bài cũ, lượng kiến thức sẽ rất nhanh biến mất khỏi trí nhớ chúng ta mà không để lại chút vết tích.

Hiểu là dạng cao hơn của hình thức ghi nhớ, nếu hiểu bài ngay từ đầu ta sẽ rất dễ dàng nạp kiến thức vào đầu cũng như lưu trữ lâu dài.

Tóm lại muốn ghi nhớ việc gì thì bạn phải nắm rõ và hiểu nó thì việc cho nó in hằn vào trong đầu sẽ không còn là vấn đề gì to tát nữa.

Học càng khuya nhớ càng nhanh

Liều thuốc cho những mùa thi của những bạn “ nước tới chân mới nhảy” là đây.

Như đã nói ở trên, việc thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần cho nên hiểu rằng học càng khuya càng nhớ nhanh thì thật là sai lầm. Việc này buộc ta phải lên kế hoạch phân bổ kế hoạch ôn thi sao cho hợp lý từ những ngày đầu, kết hợp cách tìm ra khoảng thời gian học hiệu quả sao cho tạo ra năng suất tối ưu nhưng không cần tốn quá nhiều công sức.

Ảnh minh họa

3. Những phương pháp rèn luyện trí nhớ

Phải luyện tập thường xuyên

Đầu tiên và quan trọng nhất là ta phải sử dụng những phương pháp được nêu bên dưới một cách hằng ngày. Áp dụng nó trong cả những việc nhỏ như ghi nhớ đồ dùng cần mua, ghi nhớ số điện thoại,... hay sử dụng trong việc học tập mỗi ngày.

Điều chỉnh tâm lý

Mọi điều đều xuất phát từ trái tim. Đối thủ trong phòng thi không thể hạ gục ta, nhưng tâm lý bất ổn thì có thể. Vì thể hãy duy trì trạng thái tâm lý ổn định, phải tự tin đạt được điểm số cao hơn mong đợi. Giảm căng thẳng bằng cách thử tưởng tượng mọi thứ trở nên hài hước để loại bỏ áp lực, có như vậy thì những gì ta học được mới không bốc hơi đi mất.
Ảnh minh họa

Sự tập trung

Tập trung hay chú tâm (Attend) là một thành tố quan trọng của trí nhớ.

Bao gồm thái độ (attitude); cố gắng (try); theo dõi, tìm kiếm (track); cảm xúc (emotion) ;thú vị (nice) và mục đích (destination).
 
Ảnh minh họa

Chú tâm là dạng cao hơn của nhận thức. Lẽ vì thế mà mọi việc đều được giải quyết nhanh gọn nếu ta hoàn toàn chú tâm vào việc trước mắt.

Một số mẹo để có thể tập trung:

    - Loại bỏ những tác nhân gây xao nhãng

Học cách điều khiển sự tập trung: là khi bạn đang làm việc mà có tin nhắn hay thông báo quan trọng cần đọc, thì sau khi đọc xong bạn phải học cách điều khiển tâm trí quay lại và tập trung vào công việc đang dở.

Ảnh minh họa

Tìm kiếm điểm hấp dẫn của thứ cần nhớ: khi bạn quá ngán với môn lịch sử, hay biến tấu nó theo sở thích của bạn, ví dụ như bạn cần học về những nhạc sĩ nổi tiếng thời cận đại mà không thể nhớ nổi, hãy thử tìm hiểu xem, à thì ra bét-tô-ven bị điếc mà ông vẫn sáng tác ra bản giao hưởng số 5, số 9;...

    - Liên tưởng

Liên tưởng là phương thức ghi nhớ rất hiệu quả thông qua việc kết nối sự vật hiện tượng ta muốn nhớ tới với những thứ đã biết để nhớ dễ hơn. Phương pháp này đã được công nhận và áp dụng để cho ra nhiều cuốn sách học tiếng Anh để bạn học có thể dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ.

Ảnh minh họa

    - Phân nhóm

Ta phải ghi nhớ một số điện thoại mà lại không có giấy bút hay điện thoại? Việc ghi nhớ một dãy 9 số liên tiếp hẳn là khó nhằn. Thay vì học một lèo 245748538 thì nên phân thành 3/3/3 , trở thành 245-748-538 thì việc ghi nhớ hẳn sẽ dễ hơn.

Có thể áp dụng trong cả việc đi chợ mà phải nhớ quá nhiều thứ. Thay vì nhớ lộn xộn mà quên trước quên sau, ta nên phân ra thành các nhóm nhỏ như nhà tắm, phòng bếp, tủ quần áo,... liệt kê từng không gian sẽ rất dễ dàng nhớ được ta phải mua gì để bỏ vào trong đó.

    - Ghi chú

Phương pháp thần thánh của hầu hết tất cả mọi người là đây. Ghi chú trong sổ, giấy nhớ, điện thoại đã rất phổ biến. Ngoài ra thì việc viết lách và sáng tác cũng là một dạng của ghi chú, giúp cho não ta có khả năng nhớ tốt hơn và khắc phục được căn bệnh nhớ trước quên sau của mọi người.

Ảnh minh họa

Sống trong thời đại mà công nghệ ghi nhớ giúp ta hầu như là tất cả mọi thứ thì chúng ta cũng cần phải thường xuyên tự ghi nhớ để vẫn có thể đảm bảo chất lượng của bộ não sau này.

BÌNH LUẬN (2)

Tin liên quan