Mới đây, "gã khổng lồ công nghệ" Meta đã tạo nên cơn sốt khắp toàn cầu khi ra mắt Threads, một mạng xã hội dựa trên văn bản nơi người dùng có thể tạo các bài đăng tối đa 500 ký tự trên nền tảng. Mạng xã hội này được xem là đối thủ trực tiếp của Twitter với cách thức hoạt động tương tự.
Trong những ngày đầu ra mắt, Threads đã thành công thu hút nhiều người nổi tiếng lập tài khoản, trùng hợp rằng đây cũng là những nhân vật có hàng chục triệu người theo dõi trên Twitter.
Dưới quyền lãnh đạo của Musk, Twitter đã thay đổi chóng mặt với hàng loạt quy định mới được đề ra. Kể từ khi mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái, Elon Musk đã sa thải hàng nghìn nhân viên, nới lỏng các chính sách kiểm duyệt nội dung và giới hạn quyền truy cập, đăng tải nội dung của người dùng cũng như nhà quảng cáo.
Twitter đã “mạnh tay” hạn chế số lượng nội dung mà người dùng có thể đọc. Cụ thể, nền tảng chỉ cho phép các tài khoản đã xác minh đọc 6.000 bài đăng/ngày, trong khi những tài khoản chưa xác minh (những tài khoản miễn phí, hiện đang chiếm phần lớn số lượng người dùng) chỉ được đọc 600 bài đăng/ngày. Trong khi đó, tài khoản mới được tạo và chưa xác minh là 300 bài đăng/ngày. Những hạn chế đó chỉ là yếu tố khiến người dùng Twitter mất thiện cảm mới và tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Đúng vào giai đoạn người dùng căng thẳng với “chim xanh”, Meta lại nhảy vào với mạng xã hội Threads. Theo Connor Hayes – Phó Chủ tịch Phụ trách Sản phẩm của Instagram, nhiều người dùng của Instagram đã yêu cầu công ty tạo ra một ứng dụng tập trung vào văn bản. Dù chỉ mới ra mắt, CEO Mark Zuckerberg thông báo trên Twitter rằng Threads đã đạt cột mốc 2 triệu người đăng ký chỉ sau hai giờ ra mắt.
Thế nhưng điều trớ trêu là chính bản thân Mark Zuckerberg đã thừa nhận sự giống nhau giữa Threads và Twitter. Thậm chí, ông còn đăng tải meme “Người Nhện chỉ nhau” có ý nghĩa chỉ những sự vật, sự việc tương đồng lên chính Twitter nhằm châm chọc về sự tương đồng của hai nền tảng. Đây là một hành động có phần trêu ngươi Twitter khi đây là lần đầu tiên sau 11 năm Mark Zuckerberg đăng một bài viết trên nền tảng này.
Có thể nói, sự “cà khịa” và màn ra mắt ấn tượng của Threads đã khiến ban lãnh đạo Twitter “nổi giận”. Ông Alex Spiro – Luật sư Đại diện của Twitter đã gửi một bức thư đến Meta nhằm cáo buộc công ty này “chiếm đoạt có hệ thống, cố ý sử dụng bất hợp pháp các bí mật thương mại và tài sản trí tuệ khác” thông qua việc thuê những nhân viên cũ của Twitter.
Tuy nhiên, Twitter bắt đầu lung lay địa vị ngay khi Elon Musk tiếp quản vào năm ngoái. Những thay đổi đột ngột, thay đổi chính sách và thói quen của người dùng đã khiến nền tảng ngày càng mất đi vị thế. Điều này đã tạo cơ hội cho những đối thủ cạnh tranh của Twitter nhảy vào tranh đoạt ngai vàng.
Thế nhưng con đường phát triển của đối thủ mới của Twitter cũng không hề dễ dàng. Những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu đã ngăn chặn Threads ra mắt ở Liên minh Châu Âu. Hơn nữa, đội ngũ phát triển và khả năng tài chính của Meta cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi tập đoàn đã sa thải hàng chục nghìn nhân viên và Zuckerberg cũng đang tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào thế giới thực tế ảo Metaverse.
Thanh niên đăng nội dung 'không nói gì' lên TikTok, kiếm 9 tỷ mỗi video dễ dàng!
Ảnh minh họa |
Trong những ngày đầu ra mắt, Threads đã thành công thu hút nhiều người nổi tiếng lập tài khoản, trùng hợp rằng đây cũng là những nhân vật có hàng chục triệu người theo dõi trên Twitter.
Threads xuất hiện đúng lúc người dùng tìm kiếm nền tảng thay thế Twitter
Theo ông Adam Mosseri – người đứng đầu Instagram, “sự biến động” và “không thể đoán trước” của Twitter dưới thời Elon Musk đã tạo cơ hội để các đối thủ tham gia cạnh tranh. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Mosseri nói rằng Threads được thiết kế cho “các cuộc trò chuyện công khai” – điều mà các nhà điều hành Twitter đã dùng để mô tả mục đích của nền tảng “chim xanh” trong những năm qua.Dưới quyền lãnh đạo của Musk, Twitter đã thay đổi chóng mặt với hàng loạt quy định mới được đề ra. Kể từ khi mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái, Elon Musk đã sa thải hàng nghìn nhân viên, nới lỏng các chính sách kiểm duyệt nội dung và giới hạn quyền truy cập, đăng tải nội dung của người dùng cũng như nhà quảng cáo.
Dưới quyền lãnh đạo của Musk, Twitter đã thay đổi chóng mặt với hàng loạt quy định mới được đề ra (Ảnh: Internet) |
Twitter đã “mạnh tay” hạn chế số lượng nội dung mà người dùng có thể đọc. Cụ thể, nền tảng chỉ cho phép các tài khoản đã xác minh đọc 6.000 bài đăng/ngày, trong khi những tài khoản chưa xác minh (những tài khoản miễn phí, hiện đang chiếm phần lớn số lượng người dùng) chỉ được đọc 600 bài đăng/ngày. Trong khi đó, tài khoản mới được tạo và chưa xác minh là 300 bài đăng/ngày. Những hạn chế đó chỉ là yếu tố khiến người dùng Twitter mất thiện cảm mới và tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Đúng vào giai đoạn người dùng căng thẳng với “chim xanh”, Meta lại nhảy vào với mạng xã hội Threads. Theo Connor Hayes – Phó Chủ tịch Phụ trách Sản phẩm của Instagram, nhiều người dùng của Instagram đã yêu cầu công ty tạo ra một ứng dụng tập trung vào văn bản. Dù chỉ mới ra mắt, CEO Mark Zuckerberg thông báo trên Twitter rằng Threads đã đạt cột mốc 2 triệu người đăng ký chỉ sau hai giờ ra mắt.
Đúng vào giai đoạn người dùng căng thẳng với “chim xanh”, Meta lại nhảy vào với mạng xã hội Threads (Ảnh: Internet) |
Cuộc cạnh tranh nảy lửa giữa hai “đế chế” công nghệ
Sau khi ra mắt, nền tảng Threads nhận về nhiều nhận xét tích cực. Cây bút Aisha Counts của Bloomberg nhận xét rằng: “Trước đây, tôi cho rằng những tính năng như Stories hay Reels là những thứ mà Zuckerberg sao chép từ các ứng dụng khác. Nhưng với Threads, tôi thấy nó hữu ích, nhất là khả năng kết nối cũng như chia sẻ, khám phá nội dung mà không bị giới hạn hoặc phải trả phí.” Với lượng người dùng tăng trưởng mạnh mẽ, Business Insider bình luận rằng tỷ số đang là 1-0 nghiêng về Zuckerberg.Thế nhưng điều trớ trêu là chính bản thân Mark Zuckerberg đã thừa nhận sự giống nhau giữa Threads và Twitter. Thậm chí, ông còn đăng tải meme “Người Nhện chỉ nhau” có ý nghĩa chỉ những sự vật, sự việc tương đồng lên chính Twitter nhằm châm chọc về sự tương đồng của hai nền tảng. Đây là một hành động có phần trêu ngươi Twitter khi đây là lần đầu tiên sau 11 năm Mark Zuckerberg đăng một bài viết trên nền tảng này.
Có thể nói, sự “cà khịa” và màn ra mắt ấn tượng của Threads đã khiến ban lãnh đạo Twitter “nổi giận”. Ông Alex Spiro – Luật sư Đại diện của Twitter đã gửi một bức thư đến Meta nhằm cáo buộc công ty này “chiếm đoạt có hệ thống, cố ý sử dụng bất hợp pháp các bí mật thương mại và tài sản trí tuệ khác” thông qua việc thuê những nhân viên cũ của Twitter.
Có thể nói, sự “cà khịa” và màn ra mắt ấn tượng của Threads đã khiến ban lãnh đạo Twitter “nổi giận” (Ảnh: Internet) |
Liệu Twitter có bị hạ gục?
Trong nhiều năm qua, Twitter là nền tảng nổi tiếng giúp người dùng cập nhật tin tức và bình luận theo thời gian thực. Nhiều người nổi tiếng, bao gồm cả các nhà lãnh đạo, doanh nhân trên toàn cầu đều đã tạo tài khoản tại nền tảng. Đây cũng là mạng xã hội được các nhà báo, chính phủ, học giả và công chúng chia sẻ thông tin về các vấn đề nổi cộm trong ngày. Trong trường hợp khẩn cấp, Twitter cung cấp hỗ trợ thông tin theo thời gian thực giúp giảm thương vong.Tuy nhiên, Twitter bắt đầu lung lay địa vị ngay khi Elon Musk tiếp quản vào năm ngoái. Những thay đổi đột ngột, thay đổi chính sách và thói quen của người dùng đã khiến nền tảng ngày càng mất đi vị thế. Điều này đã tạo cơ hội cho những đối thủ cạnh tranh của Twitter nhảy vào tranh đoạt ngai vàng.
Thế nhưng con đường phát triển của đối thủ mới của Twitter cũng không hề dễ dàng. Những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu đã ngăn chặn Threads ra mắt ở Liên minh Châu Âu. Hơn nữa, đội ngũ phát triển và khả năng tài chính của Meta cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi tập đoàn đã sa thải hàng chục nghìn nhân viên và Zuckerberg cũng đang tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào thế giới thực tế ảo Metaverse.
Được qá còn gì