3 bước giúp bạn đạt được mục đích trong một cuộc đàm phán

3 bước giúp bạn đạt được mục đích trong một cuộc đàm phán
Những cuộc đàm phán là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, vậy làm thế nào để bạn nâng cao tỉ lệ đạt được điều mong muốn?
Khi nói về các cuộc thương lượng, ta thường có cảm giác như phải dấn thân ra chiến trường, phải vừa tấn công vừa phòng thủ rất mệt mỏi. Nhưng những cuộc thương lượng không nhất thiết phải có kẻ thắng người thua. Thay vào đó, tưởng tượng nó giống như một điệu nhảy thì hơn, cả hai bên đều tiến lùi một cách nhịp nhàng và đem lại kết quả là một màn trình diễn tuyệt vời.

Ta thường xuyên phải đàm phán trong xuyên suốt sự nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày như đàm phán để có được vị trí mà mình ứng tuyển, đề xuất tăng lương, có một kì nghỉ hay đơn giản là đàm phán để được giảm giá khi mua hàng. Nhiều người không biết cách sẽ khiến cho cuộc đàm phán trở thành một trận chiến hơn thua và bạn sẽ không thành công. Vậy thì bạn cần phải chuẩn bị những gì cho cuộc thương lượng sắp tới?

1. Nghiên cứu

Điều đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu xem thử điều bạn yêu cầu có khả thi, có thực tế hay không? Điều bạn muốn là gì? Điều gì làm bạn bước ra khỏi vòng đàm phán? Có lẽ rất nhiều người đã khuyên chúng ta nên làm điều này trước bất kỳ cuộc thương lượng nào, nhưng hình như không có mấy ai nghiên cứu thật sự nghiêm túc.

Nghiên cứu là bước đầu tiên trước một cuộc thảo luận

Lấy một ví dụ dễ thấy nhất là bạn sắp phải có một cuộc phỏng vấn để có được vị trí nào đó trong công ty, phần quan trọng nhất là đàm phán về mức lương mà công ty đề xuất. Hầu hết người tuyển dụng đều yêu cầu theo bảng lương cũ của công ty họ, đó không phải là một thước đo tốt dành cho bạn nếu mức lương đó quá thấp. Vậy làm thế nào để có thể vừa đủ cao mà còn phù hợp với ngân sách của công ty tuyển dụng?

Hãy nhìn vào báo cáo ngành, tìm trên Internet, tham khảo những người làm cùng vị trí công việc và phân tầng mức lương thành 3 mức: thấp nhất, trung bình và cao nhất. Việc bạn cần làm là yêu cầu mức lương ở gần mức cao nhất và quan trọng hơn hết, đưa ra lập luận vững chắc rằng bạn xứng đáng với mức lương đó, bạn có thể đem lại những gì cho công ty, điều gì chứng minh cho khẳng định đó,...Tóm lại là xây dựng những cơ sở vững chắc để chỉ ra rằng bạn xứng đáng nhận được đề xuất lương như vậy.

2. Chuẩn bị tinh thần

Không thể tránh khỏi những cảm xúc như hồi hộp, lo lắng thậm chí là giận dữ ấp đến đặc biệt khi bạn đưa bản thân vào trạng thái là một người “ bị chèn ép”. Và có vẻ những cảm xúc này sẽ phá hủy mất cuộc đàm phán nên cần thiết để có một chiến lược để kiềm chế những cảm xúc này lại.

Một cách mà mọi người hay dùng là chuẩn bị tinh thần rằng bạn có thể thua cuộc, có thể thất bại. Nhưng chi bằng dùng thời gian chuẩn bị tinh thần đó để chuẩn bị những chiến lược để vượt qua các câu hỏi của đối phương, học cách để đối mặt với mọi vấn đề có thể xảy ra trong cuộc gặp mặt.

Cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng xâu đến kết quả
 
Một cách khác mà những người chuyên nghiệp hay dùng đó là tách cảm xúc ra riêng, không cho nó chen chân vào công việc. Tuy nhiên việc đó không dễ để áp dụng nếu bạn chưa có đủ nhiều kinh nghiệm. Cố gắng loại bỏ suy nghĩ rằng đối phương đang đánh giá phẩm chất của bạn, bạn nên chuẩn bị một tâm thái rằng có thể được đáp ứng hoặc không và không có thước đo nào để có thể đo lường để phẩm chất của bạn.

3. Đặt bạn vào vị trí của đối phương

Dành thời gian để dự đoán nhu cầu của họ, điều gì đang thử thách họ? Họ có khả năng chi trả cho những gì bạn yêu cầu không?,...khi bạn đưa ra những yêu cầu, hãy cố gắng cân bằng giữa mong muốn của bản thân và nhu cầu của đối phương. Lập kế hoạch cho những gì bạn sắp sửa phải đáp lại đối phương, một số câu mà bạn có thể thêm vào như: tôi làm điều này vì lợi ích của đội, điều tôi muốn để đạt được thành quả X và Y và tôi biết đây là thứ để cần có chúng,...

Hầu hết những sai lầm trong đàm phán đều xuất phát từ việc thiếu thấu hiểu lẫn nhau. Vì vậy dành thời gian để nghiên cứu về đối phương và về những gì bạn muốn, lắng nghe họ, tại sao không?

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan