Biết ngay 6 mẹo này để trở thành chuyên gia trong việc lắng nghe

0
Chúng ta nghe từ lúc còn là một bào thai, cho đến khi chúng ta chết, lắng nghe cũng là hành động cuối cùng. Các nhà khoa học đã nhận định rằng việc lắng nghe giúp ta cải thiện các mối quan hệ, hoàn thiện thế giới quan và thậm chí có thể thay đổi suy nghĩ của người khác.

Vậy làm thế nào để có thể trở thành một người biết lắng nghe? Việc này đòi hỏi một sự rèn luyện và tư duy tò mò như Nhà vật lý học Eric Betzig- người đạt giải Nobel về Hóa học đã từng nói " mọi người đều có tố chất của một nhà khoa học và không may, điều đó không trở thành hiện thực đối với nhiều người". Ông nói " tôi may mắn khi có thể duy trì sự tò mò và nhiệt tình như một đứa trẻ để trải nghiệm và học hỏi"

Dưới đây là một số cách giúp bạn trở thành người biết lắng nghe hơn nếu bạn áp dụng nó vào trong các cuộc hội thoại.

1. Không thể hiện là mình đang lắng nghe một cách máy móc

Về bản chất thì lắng nghe là sự quan tâm, thấu hiểu và thể hiện mình đang lắng nghe thực chất là thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu đến cho người nói. Vì thế nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn không nên thể hiện sự quan tâm ấy một cách máy móc như thỉnh thoảng gật đầu hoặc mỉm cười mà thay vào đó nên thể hiện nhiều hơn thông qua những những câu hỏi và ngôn ngữ cơ thể.

Đơn giản gật đầu hoặc mỉm cười không thực sự hiệu quả

2. Loại bỏ những tác nhân gây xao nhãng

Trước khi cuộc trò chuyện bắt đầu hãy tắt TV, tháo tai nghe và cất điện thoại của bạn ra khỏi tầm mắt. Nghiên cứu chỉ ra khi điện thoại ở trước mặt bạn thì cuộc trò chuyện trở nên ít thân mật và trọn vẹn hơn.

3. Đừng cố ngắt lời người khác

Nhưng không đồng nghĩa với việc im lặng hoàn toàn. Bạn có thể chọn những khoảng dừng mà tự nhiên thêm vào các câu hỏi như: “Sau đó thì sao?” hay “Rồi bạn thấy như thế nào”,...Điều này khiến mọi người cảm nhận được bạn cảm thấy hứng thú và đang thực sự lắng nghe câu chuyện, đồng thời cũng làm người nói hào hứng hơn trong câu chuyện của họ.

Ngắt lời mọi người chỉ làm tình huống tệ thêm

4.Khi không biết nói gì, hãy tóm tắt lại câu chuyện và hỏi người đối diện xem còn sót ý nào không

Hành động này vừa giúp bạn đủ thời gian để nghĩ xem nên nói gì tiếp theo và cũng thể hiện rằng bạn rất chăm chú lắng nghe câu chuyện này.

5. Khi người đối diện nói xong, bạn hãy chờ một lát rồi hãy nói


Chúng ta thường có xu hướng suy nghĩ về những gì mình định nói trong khi người khác đang nói, điều này khiến bạn sẽ lỡ mất một số chi tiết trong câu chuyện. Đồng thời việc ngập ngừng một lát trước khi bạn nói hoặc đặt câu hỏi thể hiện cho người khác thấy bạn không bị xao nhãng trong câu chuyện và đang suy nghĩ cho câu nói tiếp theo trong khoảng thời gian đó. 

Suy nghĩ để đáp lại thật khéo léo

6. Đừng sợ hỏi lại người khác

Đừng sợ hỏi lại người nói khi bạn nghe không rõ hoặc hỏi xin thời gian để suy ngẫm về những gì họ nói. Vì chỉ là những chi tiết nhỏ những khi hợp lại có thể đem đến kết quả hoàn toàn khác.

Kết quả của việc biết lắng nghe là bạn được mọi người tin tưởng hơn và có thể xây dựng thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Các chuyên gia cho thấy những nhân viên làm việc tốt hơn trong môi trường mà quản lý lắng nghe họ. Biến lắng nghe thành một kỹ nắng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều kể cả trong công việc lẫn cuộc sống đời thường.

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan