Những sáng kiến độc đáo của nhóm sinh viên Đại học Hà Nội giúp giảm thiểu bình đẳng giới và miệt thị ngoại hình

Những sáng kiến độc đáo của nhóm sinh viên Đại học Hà Nội giúp giảm thiểu bình đẳng giới và miệt thị ngoại hình

“Beauty No Boundary” - một dự án đặc biệt của nhóm sinh viên trường Đại học Hà Nội, nằm trong khuôn khổ cuộc thi “Sáng kiến thanh niên tham gia giảm thiểu định kiến giới, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới” do Liên minh Châu Âu (EU), Oxfam và CISDOMA tài trợ dưới sự bảo trợ của Khoa Quốc tế học trường Đại học Hà Nội. Đây là một dự án về giảm thiểu miệt thị ngoại hình ở mỗi giới với những chương trình gần gũi, mới mẻ, sáng tạo. 

Trong nhiều năm trở lại đây, các bạn trẻ học sinh sinh viên luôn tạo ra những bất ngờ về sáng kiến của họ giúp thay đổi cộng đồng. Nhiều dự án cộng đồng với sứ mệnh tích cực đã được ra đời và góp phần thay đổi những định kiến còn tồn tại trong xã hội theo cách mới mẻ, sáng tạo nhưng sâu lắng của các bạn trẻ. Một trong số đó không thể không kể đến dự án “Beauty No Boundary” - một dự án đặc biệt của nhóm sinh viên trường Đại học Hà Nội, nằm trong khuôn khổ cuộc thi “Sáng kiến thanh niên tham gia giảm thiểu định kiến giới, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới” do Liên minh Châu Âu (EU), Oxfam và CISDOMA tài trợ dưới sự bảo trợ của Khoa Quốc tế học trường Đại học Hà Nội. Đây là một dự án về giảm thiểu miệt thị ngoại hình ở mỗi giới với những chương trình gần gũi, mới mẻ, sáng tạo. 

Khi câu chuyện đời thực là nguồn cảm hứng cho dự án nhỏ 

Xuất phát từ chính câu chuyện bị miệt thị nặng nề về ngoại hình của thành viên trong dự án chỉ vì đôi khi họ có những thể hiện về ngoại hình khác với quy chuẩn ở giới tính của mình với những câu nói như “Sao con gái lại nhiều lông như đàn ông thế này?” hay “Con trai mà gầy như con gái thế này à” hoặc “Ăn với chả mặc, nam không ra nam, nữ không ra nữ”, nhóm bạn trẻ đã ấp ủ và mong muốn thực hiện dự án để giảm thiểu những câu nói này tồn tại trong xã hội. Điều đặc biệt là thay vì chỉ đi sâu bảo vệ một cộng đồng hay một giới tính có phần yếu thế hơn trong xã hội, nhóm bạn đi sâu vào bảo vệ tất cả các giới tính bởi họ tin rằng ở giới tính nào cũng vẫn tồn tại những định kiến, và giới tính nào cũng cần được yêu thương. Được sự bảo trợ, hướng dẫn của khoa Quốc tế học trường Đại học Hà Nội, nhóm đã thực hiện dự án từ tháng 11 năm 2023. Fanpage “Beauty No Boundary” là “đứa con tinh thần” đầu tiên của nhóm, nơi truyền tải rất nhiều những thông điệp mới mẻ. Thay vì né tránh, nhóm bạn đi sâu vào những chủ đề như “Liệu có xấu hổ khi nữ giới chúng ta có nhiều lông trên cơ thể?” hay “Tình dục hóa trong quảng cáo” để đưa thông điệp chạm đến người đọc bởi sự từng trải và những kiến thức chuẩn xác nhất. 



Chuỗi podcast: “Soul Speaks” - Không là một podcast chữa lành, mà là một podcast đi sâu vào những “vết sẹo”


“Soul Speaks” là chuỗi podcast nhóm sinh viên đã thực hiện với khách mời là những nạn nhân đã từng trải qua miệt thị ngoại hình, dám vượt lên và hoàn thiện hơn mỗi ngày. Thay vì chọn làm podcast chữa lành, nhóm bạn chọn dùng chính những tổn thương, “vết sẹo” làm cảm hứng cho những câu chuyện. Với tiêu chí đối diện, đi sâu vào trong để khiến cộng đồng nhìn ra được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của những lời nói tưởng chừng như đùa về miệt thị ngoại hình, để từ đó mong muốn chạm sâu vào trái tim người nghe và chữa lành từ sự đồng cảm, dự án đã chọn 3 khách mời chúng mình chọn với 3 giới tính khác nhau, để đại diện nói lên tiếng nói rằng: Vẻ đẹp nào, giới tính nào cũng cần được yêu và tôn trọng, và ai cũng là một bông hoa. 



Tọa đàm “Bạn có phải nạn nhân của body shaming?” 

Nhóm sinh viên đã chọn điểm trường THPT Sóc Sơn là địa điểm tổ chức tọa đàm với sự chia sẻ của 3 diễn giả có chuyên môn: ThS Đỗ Minh Trang - ThS Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên, chuyên gia tâm lý học; ThS Nguyễn Thanh Ngà  -  ThS Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên, chuyên gia tâm lý học và nhà hoạt động xã hội gen Z Jackie Nguyen. Tọa đàm đã được thực hiện thành công giúp các bạn cho được trang bị thêm kiến thức và là nơi lắng nghe chia sẻ, tâm sự của các học sinh. 



Cuộc thi Đại sứ THPT Sóc Sơn - “Inner beauty makes me beauty” 

Sau buổi tọa đàm “Bạn có phải nạn nhân của body shaming?”, các thành viên dự án muốn cho các bạn học sinh được thực hành thực tiễn hiểu biết của mình qua cuộc thi đại sứ THPT Sóc Sơn - “Inner beauty makes me beauty” với sứ mệnh tôn vinh mọi vẻ đẹp hình thể, để các bạn nhận ra những nét đẹp ẩn bên trong mình, tìm ra những ứng viên có tâm và trí để lan tỏa giá trị tích cực về ngoại hình và giới tính tới cộng đồng. Cuộc thi đã thu hút được rất nhiều thí sinh tham gia, và tìm ra đại sứ là bạn Nguyễn Ngọc Hải - đại diện đến từ chi đoàn 11D3 với sự thể hiện đầy tài năng, tôn vinh được vẻ đẹp cá nhân và có những lan tỏa tích cực tới các bạn trong nhà trường và cộng đồng. 



Chia sẻ với báo chí, bạn T.N (18 tuổi) - một bạn trẻ theo dõi dự án đã chia sẻ: “Không thể tin đây là một dự án của các anh chị chỉ hơn vài tuổi, nhiều chương trình khá mới mẻ, thú vị khiến người trẻ tự tin hơn, bớt những định kiến về giới và miệt thị ngoại hình nhưng theo một cách chạm vào cảm xúc rất tích cực, không hề gượng ép”. Cô K.D (43 tuổi, ở Hà Nội) - một phụ huynh tại Hà Nội cũng chia sẻ rằng: “Nhiều khi chính phụ huynh, những người lớn như mình vẫn chưa có nhiều kiến thức, vẫn vô tình tạo ra những định kiến cho con cái. Mình theo dõi dự án cùng con, và trở nên hiểu con hơn, xóa bỏ những mặc định từ lâu bắt ép con phải theo quy chuẩn của xã hội, khiến mẹ con gần gũi hơn, con cũng thoải mái để tóc, ăn mặc và tâm sự với mẹ hơn rất nhiều”.


Dự án đã nhận được sự ủng hộ với hơn 1000 độc giả theo dõi trên nền tảng mạng xã hội và các học sinh trường THPT Sóc Sơn, sinh viên trường Đại học Hà Nội. Đây cũng là một minh chứng cho việc những bạn trẻ có thể tạo ra thay đổi tích cực theo cách riêng đầy sáng tạo của họ. 

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan