• Từ mảnh tre nhỏ đến một tác phẩm nghệ thuật, quạt Chàng Sơn không đơn giản chỉ là một sản phẩm thủ công mà còn là biểu tượng của tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam. Mỗi chiếc quạt là kết quả của sự cần mẫn và tâm huyết của người nghệ nhân, đồng thời lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống qua từng thế hệ. Nhằm tôn vinh nghề làm quạt truyền thống, sự kiện “Tiên Đồng Hội Quạt” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24/11 tại Bảo tàng Hà Nội, hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm đầy ý nghĩa và cảm xúc! Tọa lạc tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, làng quạt Chàng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước, thậm chí còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Quạt Chàng Sơn nổi bật với sự đa dạng và phong phú về kích cỡ, mẫu mã và chủng loại, từ những chiếc quạt bình dân như quạt the, quạt tranh trang trí, quạt thiệp cưới, quạt lụa cho đến những sản phẩm cao cấp dùng làm quà lưu niệm. Dù là loại nào, mỗi chiếc quạt đều toát lên vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ, với những họa tiết

  • Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, lễ khai mạc triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ” đã diễn ra, giới thiệu 55 bức tranh do hoạ sĩ Đào Trọng Lý sáng tác về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024). Sự kiện là cơ hội để cộng đồng Việt kiều nói chung và cộng đồng Việt kiều tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan nói riêng thể hiện tình yêu và niềm  tôn kính đặc biệt dành cho vị lãnh tụ kiệt xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam.  Dự lễ khai mạc có sự hiện diện của ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Đinh Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; ông Lê Trung Hiếu - Phó Trưởng Ban Á - Phi - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; bà Võ Thị Hồng Vân - Phó Chủ tịch Hội Thái Việt tỉnh

  • “Chuyển mình là điều cấp thiết, nhưng nếu vượt khỏi khuôn khổ, những sản phẩm đậu bạc nghìn năm có nguy cơ mất đi đặc trưng riêng và bị gắn mác đại trà”, anh Quách Phan Tuấn Anh - một trong hai nghệ nhân cuối cùng của nghề đậu bạc làng Định Công chia sẻ. Anh Quách Phan Tuấn Anh - một trong hai nghệ nhân cuối cùng của "Làng Bạc" Định Công. Ảnh: Thảo Phương  1500 năm “kéo chỉ bạc”  “Lĩnh Yên Thái, Gốm Bát Tràng, Bạc Định Công, Đồng Ngũ Xá” - câu ca nhắc về “tứ trụ tinh hoa” của Thăng Long xưa vẫn được lưu truyền hàng nghìn đời nay, âm thầm nhắc về vị thế của 4 nghề thủ công truyền thống.  Chiếm vị trí quan trọng trong dòng chảy lịch sử, văn hoá Việt Nam, nghề đậu bạc Định Công có tuổi đời khoảng 1.500 năm với những bước chuyển mình âm thầm nhưng đặc biệt quan trọng. Một trong những sản phẩm đậu bạc tiêu biểu của nghệ nhân Tuấn Anh. Ảnh: Thảo Phương  Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Nguyên Trưởng khoa Văn hoá Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Đậu bạc tức là kéo những sợ

  • Thong dong cuối ngày tại Chân Trời Góc Bể, du khách không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp của biển về đêm, thiên nhiên gió biển khoan khái  trong lòng Đà thành tấp nập cùng mỹ vị của ẩm thực miền biển mà còn được hòa mình vào không gian nghệ thuật tại Chân Trời Góc Bể.   Thực khách vừa thưởng thức món ngon vùng biển cả, vừa được lắng nghe những âm hưởng du dương cùng giọng ca ngọt ngào của các ca sĩ và nhạc công  (Ảnh: Chân Trời Góc Bể). Khách hàng may mắn nhận được chiếc túi hàng hiệu Pedro trong chương trình Bốc Thăm Trúng Thưởng (Ảnh: Chân Trời Góc Bể). Chương trình “Thanh âm bên chân trời” với các tiết mục biểu diễn phong phú, đa dạng cùng nhiểu thể loại nhạc. Theo đó, các đêm nhạc hòa tấu, hải ngoại, trữ tình được diễn ra lần lượt vào các buổi thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần (Ảnh: Chân Trời Góc Bể). Chương trình Trung thu tạo không khí và niềm vui cho thiếu nhi tại Nhà hàng Chân Trời Góc Bể (Ảnh: Chân Trời Góc Bể). Đặc biệt, hoạt động thả đèn hoa đăng nhận được sự yêu thích của các vị

  • Không chỉ được mệnh danh là nhà hàng có view hoàng hôn đẹp nhất Đà Nẵng, Chân Trời Góc Bể còn sở hữu đa dạng không gian "chiều lòng" khách ghé thăm. Tọa lạc tại 60 Nguyễn Hữu An, vịnh Thuận Phước, nằm cách xa trung tâm thành phố ồn ào, tấp nập,  Nhà hàng Chân Trời Góc Bể  từ lâu đã trở thành địa điểm lý tưởng được nhiều thực khách lựa chọn ghé thăm.  View hoàng hôn lãng mạn tại nhà hàng Chân Trời Góc Bể (Ảnh: Chân Trời Góc Bể). Đến Chân Trời Góc Bể trước 5 giờ chiều, thực khách vừa có thể chụp ảnh lúc ánh mặt trời chưa buông, vừa dễ dàng "săn" khoảnh khắc hoàng hôn thơ mộng, tuyệt đẹp trên vịnh Tiên Sa.  Đuổi tầm mắt chạy theo hoàng hôn, thực khách sẽ được tiếp thêm nguồn năng lượng thiên nhiên, đánh thức mọi giác quan từ thị giác, thính giác đến vị giác.  Đến với Chân Trời Góc Bể, du khách không thể bỏ qua góc check-in non nước hữu tình mang dấu ấn riêng của Nhà hàng (Ảnh: Chân Trời Góc Bể). Điểm mạnh của nhà hàng là nằm ngay sát biển, gió thổi lồng lộng quanh năm.