• Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, không phải ai cũng dành thời gian và tâm huyết cho các hoạt động thiện nguyện, đặc biệt là duy trì đam mê đó trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, với anh Hồ Trí Thức, một người đàn ông giản dị và đầy nhiệt huyết, việc gắn bó và cống hiến cho CLB Thiện Nguyện Tâm An đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời anh. CLB Thiện Nguyện Tâm An, được thành lập vào tháng 1 năm 2023, đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần mang lại giá trị nhân văn cho cộng đồng. Ngay từ những ngày đầu tham gia, anh Hồ Trí Thức đã nhanh chóng nhận ra rằng đây không chỉ là nơi để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi để kết nối những trái tim cùng tấm lòng nhân ái, cùng chí hướng. Với sự nhiệt tình và tâm huyết, anh Hồ Trí Thức đã trở thành trụ cột của CLB, luôn tiên phong trong mọi hoạt động. Anh không ngại vận động quyên góp, tổ chức các chương trình tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phát cơm từ thiện cho người vô gia cư, tặng quần áo cho ngư

  • Ngày 19/5, nhóm sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa K41, Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức gian hàng bán đồ lưu niệm để gây quỹ ủng hộ cho trạm cứu hộ chó, mèo Sân nhà nhiều chó. Gian hàng gây quỹ từ thiện nằm trong khuôn khổ của dự án thiện nguyện “Xương cá”. Đây là dự án do nhóm sinh viên Báo chí thành lập với mong muốn gây quỹ quyên góp cho nhóm cứu hộ động vật tại trạm cứu hộ chó, mèo Sân nhà nhiều chó. Gian hàng gây quỹ bán đồ lưu niệm của dự án “Xương cá” được tổ chức tại quán cà phê Ozone Complex ở 147 Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Khu thông tin về dự án thiện nguyện “Xương cá”. Các mặt hàng được bày bán bao gồm: kẹp tóc, móc khóa điện thoại, móc khóa treo và len yếm mèo được đan thủ công bởi thành viên trong Ban Tổ chức. Khách đến mua hàng đa phần là người đang nuôi thú cưng chó, mèo và mong muốn rằng sẽ chung tay cùng dự án lan tỏa yêu thương đến trạm cứu hộ chó, mèo Sân nhà nhiều chó. Các bạn trẻ đến mua hàng ủng hộ dự án với mong muốn sẽ

  • Trong bối cảnh quốc gia đang phát triển, việc nâng đỡ và ươm mầm những đứa trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - trở thành trách nhiệm của toàn xã hội. Để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhóm sinh viên khoá 42 đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện dự án "Cùng Em Học" nhằm trao tặng tủ sách ước mơ và quỹ khuyến học cho các em nhỏ mồ côi tại Trung tâm Hy Vọng Lạng Sơn.     Vào những ngày đầu tháng 5, khi các em chuẩn bị kết thúc một năm học, cũng là lúc dự án thiện nguyên ‘Cùng Em Học’ bắt đầu công việc của mình. Đây là dự án xuất phát từ mong muốn góp phần tạo ra một môi trường học tập và phát triển cho các em bé mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Hy Vọng Lạng Sơn.  Trung tâm nằm ở đường Thụy Hùng, khu Tân Lập, thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn - là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập nhằm chăm, nuôi và giúp đỡ những em bé mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt. Trung tâm do bác Nguyễn Trung Chắt vận động các tổ chức, nhà

  • Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, lễ khai mạc triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ” đã diễn ra, giới thiệu 55 bức tranh do hoạ sĩ Đào Trọng Lý sáng tác về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024). Sự kiện là cơ hội để cộng đồng Việt kiều nói chung và cộng đồng Việt kiều tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan nói riêng thể hiện tình yêu và niềm  tôn kính đặc biệt dành cho vị lãnh tụ kiệt xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam.  Dự lễ khai mạc có sự hiện diện của ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Đinh Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; ông Lê Trung Hiếu - Phó Trưởng Ban Á - Phi - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; bà Võ Thị Hồng Vân - Phó Chủ tịch Hội Thái Việt tỉnh

  • Sáng 16/3, tại sự kiện “Giao lưu cùng anh hùng vũ trụ” Trung tướng Phạm Tuân kể chuyện du hành vũ trụ - truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ có ước mơ trở thành phi công. Từ những trải nghiệm của đời mình, Trung tướng Phạm Tuân khuyên thế hệ trẻ nỗ lực hết sức, rèn luyện bản lĩnh để sẵn sàng đón nhận các cơ hội và biến cơ hội thành thành công.

  • Từ "Mạnh thọt", "Mạnh trâu", "Mạnh Cá Lăng" đến "Công dân tiêu biểu thủ đô". Đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của anh Đặng Đình Mạnh.  Sinh ra tại miền quê Thái Bình nghèo khó, anh Đặng Đình Mạnh lại không may mồ côi cha từ bé. Năm 6 tuổi, anh theo mẹ vào miền Nam làm kinh tế mới. Một lần nữa tuổi thơ anh càng thêm trắc trở bởi chống chọi với trận sốt rét dữ dội. Những mũi tiêm liên tiếp khiến chân trái anh bị teo đến 10 phân. Cũng từ đây, cái tên “Mạnh thọt” đi theo anh suốt bao nhiêu năm trời với bao tủi thân và sự tự ti.  Quyết tâm "hồi sinh” cuộc đời Năm lên 8, anh được ông ngoại đưa trở về Thái Bình với hy vọng mong manh có thể cứu anh khỏi tình trạng thập tử nhất sinh. "Mạnh thọt" bắt đầu lại cuộc sống và quyết tâm học tập, anh không cho phép mình ra khỏi top 3. “ Tôi là người học đến ba năm mới qua lớp 1 nhưng lớp nào cũng học xuất sắc có tiếng, đều được bạn bè, thầy cô ghi nhận”, anh nói. Lý do 3 năm mới qu

  • Là một “tay chơi” công nghệ có tiếng, Nguyễn Hải Long (1995, Thái Bình) đã sáng lập nên Hexcode - một công ty công nghệ tiên phong mang đến sự đơn giản và tiện lợi cho việc phát triển ứng dụng di động.  Với ông Nguyễn Hải Long, việc biến ý tưởng của mọi người thành hiện thực thông qua ứng dụng di động là niềm khao khát lớn lao của ông. “Tôi luôn hướng tới tạo ra các sản phẩm công nghệ chất lượng. Từ đó cung cấp một nền tảng dễ sử dụng và hiệu quả”, nam founder Hexcode chia sẻ.  Được biết, ông Nguyễn Hải Long đã thành công trong việc khởi nghiệp hai ứng dụng gọi xe, Carback (năm 2019) và Tego (năm 2020). Theo đó, các ứng dụng công nghệ của ông Long nhận được sự phản hồi tích cực từ người dùng. Đặc biệt là thu hút hơn 40,000 tài xế vào năm 2019.  Nói về những yếu tố tiên quyết đối với “dân công nghệ”, nam founder Hexcode cho biết: “Kiến thức và kỹ năng kỹ thuật là điều kiện quan trọng nhất. Bên cạnh đó, người làm trong lĩnh vực công nghệ còn cần có khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề;

  • “Chuyển mình là điều cấp thiết, nhưng nếu vượt khỏi khuôn khổ, những sản phẩm đậu bạc nghìn năm có nguy cơ mất đi đặc trưng riêng và bị gắn mác đại trà”, anh Quách Phan Tuấn Anh - một trong hai nghệ nhân cuối cùng của nghề đậu bạc làng Định Công chia sẻ. Anh Quách Phan Tuấn Anh - một trong hai nghệ nhân cuối cùng của "Làng Bạc" Định Công. Ảnh: Thảo Phương  1500 năm “kéo chỉ bạc”  “Lĩnh Yên Thái, Gốm Bát Tràng, Bạc Định Công, Đồng Ngũ Xá” - câu ca nhắc về “tứ trụ tinh hoa” của Thăng Long xưa vẫn được lưu truyền hàng nghìn đời nay, âm thầm nhắc về vị thế của 4 nghề thủ công truyền thống.  Chiếm vị trí quan trọng trong dòng chảy lịch sử, văn hoá Việt Nam, nghề đậu bạc Định Công có tuổi đời khoảng 1.500 năm với những bước chuyển mình âm thầm nhưng đặc biệt quan trọng. Một trong những sản phẩm đậu bạc tiêu biểu của nghệ nhân Tuấn Anh. Ảnh: Thảo Phương  Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Nguyên Trưởng khoa Văn hoá Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Đậu bạc tức là kéo những sợ